Hồng sâm khác nhân sâm như thế nào?
Nhân sâm và hồng sâm là thượng dược đại bổ cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ khi nào nên dùng một trong hai loại dược thảo này, vậy hồng sâm khác nhân sâm như thế nào, cách dùng và công dụng của chúng có gì khác biệt?
1. Nhân sâm là gì? Nhân sâm được tìm thấy ở đâu?
Nhân sâm là dược thảo quen thuộc đối với người dân khu vực Đông Á và Bắc Mỹ, là thượng dược đại bổ bắt nguồn từ Y học phương Đông, được tìm thấy trong tự nhiên và ứng dụng đầu tiên tại Cao Ly (Hàn Quốc ngày nay) giúp cho việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con người suốt hàng ngàn năm.
Ngày nay nhân sâm được trồng và khai thác nhân tạo để chiết xuất các dòng sản phẩm bổ trợ dinh dưỡng cho cơ thể, phát triển thành một ngành công nghiệp đứng đầu thu về hàng tỷ USD mỗi năm tại Hàn Quốc. Công nghệ chế biến nhân sâm của quốc gia này đứng đầu thế giới về công nghệ chế biến, chất lượng sâm và những kỹ thuật chiết xuất bí truyền, thương hiệu nhân sâm của Hàn Quốc gắn liền với uy tín chất lượng và đa dạng các dòng sản phẩm.
Để phân biệt, những dòng sâm đã qua chế biến đều có tên riêng, chỉ riêng sâm tươi vừa mới khai thác từ đất được gọi với cái tên chung là nhân sâm. Vậy hồng sâm là gì? Đó có phải một loại nhân sâm chế biến?
Xem thêm:
2. Hồng sâm là gì? Tìm hiểu về hồng sâm
Ngành công nghiệp chế biến nhân sâm của Hàn Quốc phát triển vượt bậc với bước đột phá trong việc kích phát những giá trị dược tính vốn có của nhân sâm, hồng sâm chính là thành phẩm của bước đột phá đó.
Hồng sâm được chế biến từ nhân sâm tươi, trải qua công đoạn 7 lần hấp sấy trong điều kiện nhiệt độ đặc biệt làm thay đổi tính chất và giá trị dược tính của dược thảo, đa dạng hóa công dụng. Hồng sâm được phân thành 3 loại dựa theo hình dáng và chất lượng đó là Thiên sâm, Địa sâm và Lương sâm, theo đó tiêu chuẩn về hình thức của hồng sâm giảm dần, chất lượng tuy không thay đổi quá nhiều nhưng thiên sâm vẫn là dòng sâm cao cấp nhất.
Vậy hồng sâm khác nhân sâm như thế nào? Sự khác biệt đó có ảnh hưởng nhiều tới những tác động tới cơ thể hay không, hãy cùng chúng ta tìm hiểu nhé!
3. Hồng sâm khác nhân sâm như thế nào?
Trong quá trình hấp sấy, nhân sâm thay đổi cả về tính chất và giá trị dược tính như sau, đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hồng sâm và nhân sâm để người dùng có thể phân biệt.
– Tính chất và hình dáng
Trải qua quá trình 7 lần hấp sấy, nhân sâm khô dần, hàm lượng nước xuống dưới 15%, nhân sâm từ màu trắng sữa hoặc vàng đất (tùy từng giống sâm) chuyển thành màu nâu đỏ, vị đắng và mùi thơm đặc trưng của sâm không còn, đó là về đặc điểm nhận dạng, đặc điểm tiêu biểu thể hiện hồng sâm khác nhân sâm như thế nào là nằm ở giá trị dược tính.
– Giá trị dược tính
Thành phần Ginsenoside là hoạt chất chính quyết định giá trị dược tính và công dụng của nhân sâm, trong quá trình thủy phân hấp sấy hồng sâm, Ginsenoside có trong nhân sâm chuyển hóa thành những hoạt chất mới, tạo sự đa dạng công dụng cho hồng sâm. Chính vì vậy hồng sâm không chỉ giữ nguyên vẹn được những giá trị dinh dưỡng vốn có từ sâm tươi mà còn đa dạng hơn về dược tính.
Cụ thể sau quá trình hấp sấy, Ginsenoside Rh2 và Rg3 được sản sinh, hai loại Ginsenoside này được các nhà khoa học chứng minh rằng chúng có tác dụng cực kỳ hữu ích trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư. Trong đó Ginsenoside Rh2 có khả năng ức chế trực tiếp men cyclindependentkinase (CDK) tham gia vào quá trình hình thành ADN và ARN của tế bào u ác tính, có tác dụng phòng ngừa ung thư. Trong khi đó Ginsenoside Rg3 có tác dụng ức chế sự dẫn truyền trong môi trường u ác tính, tăng tỷ lệ apoptosis của tế bào ung thư (tỷ lệ chết của tế bào), ngăn chặn hoạt động của tế bào gốc, phòng ngừa sự tái phát và di căn trong quá trình điều trị ung thư.
– Đối tượng sử dụng
- Nếu nhân sâm tươi có dược tính mạnh, tính hàn, chỉ sử dụng được cho một số đối tượng nhất định, thì hồng sâm tính ôn và lành tính, có thể sử dụng được cho đa số mọi người.
- Nhân sâm không dùng được cho người cao huyết áp, bởi nó có thể làm tăng huyết áp tức thời, sau đó mới hạ, dễ dẫn tới đột quỵ nhưng hồng sâm thì không. Hồng sâm dùng được cho cả người cao huyết áp.
- Nhân sâm không dùng được cho trẻ em dưới 14 tuổi vì có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa dinh dưỡng của trẻ, khiến trẻ dậy thì sớm, nhưng hồng sâm có thể dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
- Nhân sâm không dùng được cho người đau bụng, đầy hơi, gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhưng hồng sâm thì không, hồng sâm rất tốt cho tiêu hóa, có thể kết hợp với mật ong để làm sạch dạ dày và đường ruột.
Sự khác biệt giữa hồng sâm và nhân sâm tươi đã cho thấy rõ hồng sâm rõ ràng là một sự lựa chọn an toàn và hiệu quả hơn. Vậy cách dùng hồng sâm và nhân sâm có gì khác biệt?
4. Cách dùng hồng sâm bồi bổ cho sức khỏe
Hồng sâm khác nhân sâm như thế nào đã được làm rõ, vậy sự khác biệt ấy có ở trong cách dùng?
Hồng sâm lành tính và có thể sử dụng trực tiếp mà không cần phải chế biến trong khi đó nhân sâm thì ngược lại, người dùng phải chế biến nhân sâm tươi bằng cách ngâm mật ong hoặc ngâm rượu, để trung hòa tính hàn và giảm bớt dược tính.
Hồng sâm được chế biến, chiết xuất dưới dạng cao, dạng nước, dạng viên,… có thể dùng trực tiếp với liều lượng được ghi rõ trên bao bì sản phẩm, riêng đối với hồng sâm nguyên củ, có thể chế biến như sau:
– Pha trà hồng sâm không
Người dùng lấy từ 3-4,5g hồng sâm khô thái lát, cho vào ấm rồi đổ nước nóng hãm 5 phút rồi uống, uống hết lại pha tiếp cho tới khi nước nhạt thì lấy bã để sử dụng.
– Ngâm hồng sâm với mật ong
Bạn có thể dùng hồng sâm thái lát, ngâm ngập với mật ong nguyên chất trong 1 tháng, rồi mỗi sáng dùng 1 thìa cà phê mật ong, 1 lát sâm mật ong pha với 250-300ml nước rồi uống, trước ăn 15 phút để thanh lọc cơ thể, làm sạch dạ dày.
– Hồng sâm khô nguyên củ có thể thái lát mỏng để ngậm, nhai rồi nuốt, mỗi ngày có thể ngậm từ 2-3 miếng nhỏ (mỗi miếng 1g).
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi hồng sâm khác nhân sâm như thế nào? Để biết thêm các dòng sản phẩm hồng sâm nào là thượng hạng và công dụng cụ thể của chúng người dùng có thể truy cập vào website: samchinhphu.com.vn hoặc liên hệ theo Hotline 097.896.3558 để được tư vấn trực tiếp.