Ngày Tết, người lớn tuổi nên ăn uống như thế nào?
Ăn uống thoải mái không kiểm soát, không quan tâm đến việc cân bằng chế độ dinh dưỡng những ngày Tết là điều dễ bắt gặp ở nhiều người. Đặc biệt đối với những người lớn tuổi, khi hệ tiêu hóa đã bắt đầu suy giảm cùng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đái tháo đường cũng như mỡ máu cao nên càng cần chú ý tới việc ăn uống nhiều hơn. Nếu có được một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ thì sẽ giúp ngăn chặn và làm giảm được các chứng bệnh sau những ngày đầu năm mới. Vậy, vào những ngày Tết, người lớn tuổi nên ăn uống như thế nào?
Bạn có thể quan tâm:
- Làm thế nào để ngủ ngon khi ngồi trên máy bay trong dịp Tết
- Duy trì 4 thói quen giúp bạn luôn khỏe trong kỳ nghỉ
Làm thế nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng vào những ngày Tết?
Điều quan trọng hơn cả để có một sức khỏe tốt chính là việc ăn uống được đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo cung cấp đủ nguồn dưỡng chất cũng như không được bỏ qua bữa ăn nào để thiếu hụt dinh dưỡng. Với người lớn tuổi thì càng cần phải chú ý hơn: nên hạn chế các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ động vật cũng như chất béo no ( đồ nguội, thịt đông, lạp xưởng, bánh chưng, bánh Tét,…), đồng thời tăng cường bổ sung những chất béo có lợi như axit béo Omega3. Với những người cao tuổi thì bạn nên chú ý tới việc ăn cơm, bún phở hay mì,…nhưng chỉ ở mức vừa phải cùng việc bổ sung thêm khoai củ nhằm cung cấp được chất xơ để ngăn ngừa và tránh táo bón. Một lưu ý nữa chính là không nên ăn quá nhiều chất ngọt có khả năng hấp thu nhanh như bánh, kẹo hay nước ngọt có ga hay những quả chín quá ngọt có thể dẫn đến tăng đường trong máu, khi hàm lượng quá mức sẽ khiến dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Không chỉ vậy, những hoạt động tiêu hóa của người cao tuổi cũng rất dễ bị ảnh hưởng nếu như ăn quá nhiều hay quá no. Lượng thức ăn cung cấp vào trong một bữa của người cao tuổi thường khá ít so với người trẻ hay người trung tuổi, vì thế mà để cho quá trình tiêu hóa của người lớn tuổi hoạt động được dễ dàng thì nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn thay vì chỉ tập trung vào 3 bữa chính. Ngoài ra, nên chú ý chọn các thực phẩm cho người cao tuổi và cũng nên ưu tiên những thực phẩm mềm, dễ nhai hoặc dễ tiêu, bổ sung càng nhiều rau củ thì khả năng tiêu hóa càng trở nên dễ dàng hơn. Khi ăn, những người cao tuổi nên ăn chậm, nhai kỹ, từ tốn và giảm ăn muối cũng như các món có nhiều muối như là thịt ngâm hay dưa muối,… vì những món này đều không có lợi cho dạ dày.
Đối với những người mắc các bệnh mãn tính thì cần duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và nên uống thuốc theo như các hướng dẫn của thầy thuốc. Chú ý có thể tham khảo thêm những tư vấn từ bác sỹ điều trị với các món ăn thường có trong những ngày lễ Tết của gia đình để có thể lựa chọn được thức ăn phù hợp cũng như đảm bảo sức khỏe khỏe mạnh. Chế biến thực phẩm nên chế biến dưới dạng luộc , hấp đồng thời tránh việc chiên, xào hay rán, nướng,…Hơn nữa khi ăn nên ăn đồ nóng sốt và tuyệt đối không nên ăn đồ nguội, cũng như chú ý uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày cả nước lọc, nước canh hay nước trái cây, nước trà xanh hoặc nước hoa quả ít đường,…nhằm cung cấp vitamin và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể.
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, điều độ vào những ngày Tết, để duy trì và đảm bảo sức khỏe luôn tốt, những người cao tuổi cũng nên chủ động và không quên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày và duy trì được những thói quen tốt hàng ngày. Với những thông tin chia sẻ trên, các quý bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết trong việc hỗ trợ duy trì nếp sống cũng như chế độ ăn cho những người thân yêu trong gia đình, nhất là với ông bà, cha mẹ tuổi đã cao.
Nguồn: https://samchinhphu.com.vn