Người bị bệnh tiểu đường có dùng được hồng sâm hay không?
Nhân sâm là dược thảo đại bổ đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe mà ai cũng muốn sử dụng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều thông tin trái chiều về việc người bị bệnh tiểu đường có dùng được hồng sâm hay không? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua những bằng chứng đã được khoa học chứng minh để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.
1. Bệnh tiểu đường phát sinh như thế nào?
Bệnh tiểu đường hay dân gian thường gọi với cái tên đái tháo đường, là tình trạng rối loạn chuyển hóa do cơ thể mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất hormone insulin một cách thích hợp, khiến tinh bột và đường được hấp thụ vào trong cơ thể nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động của tế bào khiến lượng đường huyết tăng cao gây nên những biến chứng nặng nề cho cơ thể.
Thông thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn sẽ được chuyển hóa thành glucose – một dạng năng lượng chính cho mọi hoạt động của tế bào và cơ thể, chúng được dự trữ trong máu, trong các mô và gan. Và để sử dụng được hàm lượng glucose này tuyến tụy sẽ sản sinh ra hormone insulin có tác dụng vận chuyển glucose từ máu tới nơi tiêu thụ là các tế bào.
Trong trường hợp quá trình này xảy ra sai sót, hormone insulin mà tuyến tụy tiết ra không đủ để vận chuyển hết glucose trong máu hoặc, tế bào đề kháng lại insulin khiến glucose không được chuyển hóa, nồng độ đường huyết trong máu sẽ tăng cao gây nên bệnh tiểu đường.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa bệnh tiểu đường thường xảy ra khi tuyến tụy bị quá tải do không thể đáp ứng đủ lượng hormone insulin cho cơ thể, chính vì vậy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao. Bệnh tiểu đường là căn bệnh dễ phòng nhưng cực kỳ khó chữa, là căn bệnh mãn tính có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như bệnh lý tim mạch, suy gan thận.
Để ổn định đường huyết, tùy từng trường hợp mắc loại tiểu đường nào mà người bệnh sẽ được bổ sung insulin để cân bằng đường huyết cho cơ thể.
Xem thêm:
2. Vậy người bị bệnh tiểu đường có dùng được hồng sâm hay không?
Hồng sâm thực chất là dòng sâm chế biến từ nhân sâm tươi, trải qua nhiều công đoạn hấp sấy, có những thay đổi cơ bản về tính chất và dược hiệu giúp tối ưu công dụng đối với người dùng, đồng thời loại bỏ những tạp chất không có lợi cho cơ thể, làm thuần dược tính của nhân sâm.
Nếu nhân sâm tươi chỉ có từ 17-21 loại Ginsenoside thì trong hồng sâm tối đa có tới 34 loại, ngoài ra hồng sâm còn chứa đựng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các loại acid amin (lysine, methionine, leucine,…) vitamin A, C, B1, B2,… cùng các chất vi khoáng, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, cải thiện chức năng của các cơ quan, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên hiệu quả. Tất cả những điều này đều khẳng định rằng hồng sâm là một loại dược thảo cực kỳ tốt cho sức khỏe người dùng.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học hồng sâm không chỉ bồi bổ dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe cho những người bình thường mà còn có hiệu quả tích cực đối với những người bệnh tiểu đường. Hoạt chất Ginsenoside Rb2 trong hồng sâm giúp ổn định chỉ số đường huyết, thành phần Insulin Analogue trong hồng sâm có công dụng tương tự hormone insulin do tuyến tụy sản sinh giúp làm giảm chỉ số đường huyết.
Tuy nhiên một số thông tin cho rằng sau khi sử dụng các sản phẩm từ hồng sâm, người bệnh tiểu đường có biểu hiện chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu, đây rất có thể là triệu chứng do cơ thể thiếu hụt đường huyết quá mức. Việc sử dụng hồng sâm sai cách có thể vô tình gây nên những tác dụng phụ đối với người bệnh tiểu đường, nếu biết cách sử dụng đúng và hiệu quả, hồng sâm chính là công cụ hỗ trợ ổn định đường huyết cực kỳ hiệu quả. Vậy sử dụng hồng sâm như thế nào là đúng cách?
3. Một số lưu ý khi dùng nhân sâm cho người bệnh tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường đang trong quá trình điều trị bằng thuốc tây, có sử dụng bổ sung insulin nhân tạo, việc sử dụng thêm hồng sâm có thể gây nên hiện tượng cộng hưởng dược tính giữa những sản phẩm có công dụng tương tự nhau gây nên tình trạng quá liều, tức là chỉ số đường huyết sẽ giảm một cách quá mức khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí nặng có thể dẫn tới ngất xỉu.
Chính vì thế trong trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc nếu muốn sử dụng hồng sâm để bồi bổ và cải thiện sức khỏe toàn diện, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tuân thủ những nguyên tác sau:
– Tránh dùng hồng sâm gần với thời gian sử dụng thuốc insulin hạ đường huyết
– Khi sử dụng hồng sâm để hỗ tợ điều trị bệnh tiểu đường phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện cân bằng để hấp thụ dưỡng chất được tốt hơn.
– Dù có sử dụng hồng sâm hay không chúng ta đều phải làm điều này, bạn phải lắng nghe cơ thể mình thông qua việc thường xuyên đo chỉ số đường huyết để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thực phẩm bổ sung cho phù hợp.
Để tham khảo và lựa chọn cho mình những sản phẩm hồng sâm phù hợp đồng thời nhận tư vấn về cách tận dụng tối ưu công dụng của hồng sâm vào việc hỗ trợ cân bằng đường huyết bạn có thể liên hệ theo hotline 097.896.3558 hoặc truy cập website samchinhphu.com.vn để biết thêm chi tiết.