Câu chuyện hồng sâm: Không phải ngẫu nhiên trở thành quốc bảo của Hàn Quốc
Vì thế, xin được bắt đầu câu chuyện về hồng sâm Hàn Quốc từ cái gốc là: Nhân sâm.
Nhân là người. Sâm trong chữ tham, là tham gia, là chen vào. Người tài cao đức trọng sẽ được “chen” vào xếp ngang hàng với trời đất, gọi là tam tài (3 giới: Thiên – Địa – Nhân). Sâm là thứ rất quý lại có công bồi bổ, cứu người khỏi cơn bạo bệnh nên mượn nghĩa chữ Nhân mà đặt tên là Nhân Sâm.
Lại có sách chép: Vì có đầu có mình và tay chân tựa như hình người, nên gọi là Nhân sâm.
Nhân sâm mọc ở nhiều nơi nhưng chỉ có nhân sâm Hàn Quốc mới là số 1. Người Hàn Quốc khẳng định nhân sâm chính hiệu phải có hình dáng giống như người phụ nữ mảnh mai có đôi chân nhảy trong gió.
Trong các nước trồng sâm, nhân sâm Hàn Quốc có hình dáng giống với con người nhất. Ở Nhật Bản sâm giống dạng cây tre với những đốt, rễ. Sâm Trung Quốc thì như củ cà rốt nhỏ trong khi sâm trồng ở Canada và Mỹ lại có hình trụ.
Với người dân Hàn Quốc thì nhân sâm gần gũi, thân thuộc trong đời sống, gắn bó suốt chiều dài lịch sử.
Người Hàn Quốc gọi nhân sâm là “insan” với nghĩa là thứ rễ cây huyền bí, thuốc tiên bí truyền. Chính vì thế mà câu chuyện xung quanh nhân sâm cũng đậm chất huyền hoặc. Người Hàn Quốc tới giờ vẫn truyền tai nhau truyền thuyết về cây nhân sâm. Như bao mở đầu khác, câu chuyện bắt đầu bằng: Ngày xửa, ngày xưa.
Ở một ngôi làng nọ cạnh chân núi, có một cậu bé hiếu thảo họ Kang, mồ côi cha từ nhỏ và sống với mẹ. Một ngày nọ, mẹ cậu ốm nặng. Cậu tìm đến hang núi Quan Âm (Kwan-Eum) thuộc núi Jin-Ak để cầu nguyện cho mẹ.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, thần núi đã báo mộng cho cậu cách chữa bệnh cho mẹ. Thần Núi bảo rằng: “Ở trên đỉnh núi Quan Âm có một loại cây thân cỏ. Loại cây này có 3 quả, mọc trên vách đá của núi. Con hãy nhổ cây lấy rễ, mang về sắc lên cho mẹ uống. Điều cầu khẩn của con sẽ thành hiện thực”.
Tỉnh giấc, cậu làm như lời thần Núi. Mẹ cậu uống xong cảm thấy trong người khoẻ hơn trước rất nhiều. Mỗi ngày cậu đều đặn sắc thuốc, chẳng bao lâu sau bà khỏi bệnh. Cậu bé mang hạt của loài cây đó đem trồng ở khu vườn nhà mình. Cậu chính là người đầu tiên trồng cây nhân sâm trong lịch sử Hàn Quốc. Vì rễ cây trông rất giống với hình dạng của con người nên được gọi là nhân sâm.
Thần thoại Trung Hoa lại kể rằng, thần Núi sẽ mở một khai lộ dưới lòng đất cho cây sâm chạy trốn khỏi những kẻ tham lam. Thần sâm có thể biến thành mãnh hổ nhảy ra vồ những kẻ chỉ biết cầu lợi.
Ở Trung Quốc, hái sâm được coi như một nghi thức tôn giáo và xung quanh việc hái sâm là vô vàn câu chuyện kỳ bí chẳng khác nào chuyện ngậm ngải tìm trầm ở nước ta. Có chuyện: Cây sâm có thể biến mất nếu gặp không đúng người và đúng lúc. Đi tìm sâm phải chọn lúc nhá nhem tối vì cây sâm tỏa ra một vùng hào quang và chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến cây sâm khép lá làm ánh sáng tắt đi.
Lại có chuyện kể rằng: Vào mùa thu đào sâm, các đạo sĩ sẽ xem ngày giờ tốt, dâng lễ vật. Đào sâm phải dùng xẻng làm bằng sừng hươu vì kim loại sẽ làm tiêu hao khí lực của sâm. Một sợi rễ nhỏ cũng không được làm đứt. Người thợ phải hết sức khéo léo, vừa bới đất vừa đổ nước rửa từ từ cho đến khi trơ củ ra. Đào xong phải làm lễ tế, rửa sạch, gói lại kèm theo tên người tìm thấy rồi chuyển ngay lên xe có binh sĩ áp tải đem về cung giao cho Ngự Y Viện.
Ứng với truyền thuyết của Hàn Quốc, trong sử sách có ghi, ngay từ năm 513, Kangchosa là người đầu tiên trồng nhân sâm trên xứ Hàn. Giá trị của nhân sâm từ rất sớm đã vượt ra khỏi Hàn Quốc và là nguyên nhân khiến không ít cuộc đua tranh nổ ra.
Sử sách chép lại, người Trung Quốc và người Tartar đã đánh nhau đổ máu vì những vùng đất có nhân sâm mọc tự nhiên. Thậm chí, một lãnh chúa Tartar lệnh cho xây tường bao quanh một quận để canh giữ nhân sâm. Có thời, nhân sâm quý hiếm đến nỗi ở Trung Quốc, nhân sâm là hàng quốc cấm vì chỉ Hoàng đế mới được phép thu giữ.
Tại Việt Nam, chính sử triều Nguyễn có ghi, trong thời gian trị vì, vua Minh Mạng có gần 120 lần ban thưởng nhưng chỉ có 2 lần ban sâm, lần nhiều nhất chỉ khoảng 10g. Vua Gia Long trong 18 năm trị vì chưa một lần ban sâm. Thậm chí ông còn cho thành lập một đội quân đặc biệt tên là Thái Sâm, chuyên luồn rừng tìm sâm quý tiến cống triều đình.
Những sứ giả đầu tiên của Trung Hoa sang Triều Tiên thiết lập bang giao cũng chỉ nhằm đổi lại thứ dược liệu quý này từ nơi sở hữu nguồn sâm giá trị nhất.
Những cuốn sách y dược của Trung Quốc và Hàn Quốc đều miêu tả nhân sâm như là một loại thuốc trị bệnh và thuốc bổ nổi tiếng.
Lần đầu tiên, nhân sâm được đề cập đến như một thuốc bổ vào khoảng năm 48-33 TCN, trong một cuốn sách của người Trung Hoa cổ. Ở Hàn Quốc, nhân sâm được ghi nhận là dược liệu truyền thống quan trọng từ thời Goguryeo, từ năm 37 TCN-668. Thế kỷ 15, trong cuốn sách thuốc quan trọng của Triều Tiên là Hyang -yak Ku-gub-bang được mang sang Nhật, nhân sâm là dược thảo chính dùng trong các thang thuốc.
Chính từ những cuốn sách này và rất nhiều ghi chép cổ khác mà người ta cho rằng nhân sâm là một loại linh dược, một thảo mộc có năng lực cải lão hoàn đồng và đạt tới trường sinh. Trùng hợp thay, ý nghĩa tên khoa học “panax ginseng” của hồng sâm là chữa trị toàn diện. Và để làm sáng tỏ những tương truyền, tìm ra cơ sở khoa học của những ghi chép trong sách sử cổ, nhiều nghiên cứu y học hiện đại về nhân sâm và hồng sâm đã được tiến hành.
Theo Giáo sư Đạo Đắc Cửu Bảo (Ung thư Bạch Mai – Khoa học phổ thông), các thành phần ginsenoside trong hồng sâm có khả năng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể cường hóa tế bào ung thư thành tế bào bình thường hoặc tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nhân sâm cũng giúp tăng bạch cầu cải thiện tình trạng thiếu máu của người bệnh trong giai đoạn điều trị.
Nếu dùng hồng sâm với liều thấp có thể nâng cao sức đề kháng, nếu dùng với liều lượng tối ưu (1g cho mỗi kg trong ngày) có thể nâng cao hiệu quả chữa trị ung thư. Và theo Giáo sư Đạo Đắc Cửu Bảo, nếu bệnh trầm trọng, dạ dày bị tổn thương quá nặng sẽ rất đau và khó chịu. Nếu dùng hồng sâm sẽ làm giảm cơn đau và tăng thêm sinh khí kéo dài tuổi thọ.
Các nhà khoa học tại Bệnh viện Ung thư Hàn Quốc nghiên cứu trên 905 cặp bệnh chứng với 62% có tiền sử dùng sâm. Kết quả: người dùng nhân sâm có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn 16%.
Nghiên cứu trên 18 vận động viên nam trẻ tuổi bằng cách uống 2g chiết xuất hồng sâm Hàn Quốc 3 lần/ ngày trong 7 ngày. Kết quả cho thấy: Nhân sâm có thể ức chế viêm và tăng khả năng chống oxy hóa trong các tế bào.
Một nghiên cứu tiến hành ở 71 phụ nữ mãn kinh uống 3g hồng sâm hoặc giả dược hàng ngày trong 12 tuần. Kết quả: Hồng sâm giúp tăng cường hoạt động của enzyme chống oxy hóa.
Cho 90 người bị mệt mỏi mãn tính. Những người được cho uống nhân sâm Panax đã cảm thấy ít mệt mỏi về thể chất và tinh thần hơn, cũng như giảm căng thẳng oxy hóa so với những người dùng giả dược.
Bên cạnh kim chi, nhân sâm được coi là món ăn quốc dân, quốc hồn quốc túy của người Hàn Quốc. Chẳng thế mà, đất nước này còn được gọi với cái tên: “Xứ xở nhân sâm”, “xứ củ sâm”. Thậm chí, hàng năm mỗi độ thu về, Hàn Quốc còn tổ chức lễ hội nhân sâm lớn nhất thế giới ở Geumsan.
Người dân Hàn sử dụng sâm và các chế phẩm hàng ngày ngay cả khi không ốm đau. Họ quan niệm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Sâm nước, cao hồng sâm được cho vào đồ ăn; sâm thái lát cho vào kem; người cần bổ sung năng lượng, sinh viên trước mùa thi sẽ uống nước hoặc ăn kẹo sâm;… Và tất nhiên trong lĩnh vực làm đẹp chẳng thể thiếu sâm.
Các chuyên gia dinh dưỡng Hàn Quốc tiết lộ, nhâm sâm được đưa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các tuyển thủ để tăng cường sinh lực và nhanh hồi phục sau khi luyện tập.
Vào mỗi dịp năm mới và lễ tạ ơn Chuseok, người dân Hàn có tục lệ trao nhau nhân sâm như thay lời cầu chúc sức khỏe tốt lành. Nếu như người Việt thường dùng sâm tươi ngâm rượu, ngâm mật ong để dùng thì người Hàn có cách sử dụng hoàn toàn khác. Rất ít người sử dụng sâm tươi, 90% người dân sử dụng hồng sâm vì hồng sâm phù hợp với tất cả mọi người kể cả trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Đầu những năm 1940, nhân sâm giả và kém chất lượng tràn lan khắp Hàn Quốc, gây ảnh hưởng uy tín đến ngành nhân sâm quốc gia. Vì thế, Cục Độc Quyền đã thành lập nhãn hiệu Cheong Kwan Jang, và cho đóng dấu trên bao bì sản phẩm Sâm Cao Ly xuất khẩu nhằm phân biệt với hàng giả mạo, kém chất lượng, không thuộc sự quản lý của nhà nước. Sự kiện này được xem như lời tuyên bố của Chính phủ Hàn: Thương hiệu Cheong Kwan Jang là chính hiệu hồng sâm duy nhất của đất nước Hàn Quốc, được nhà nước bảo hộ chất lượng và uy tín.
1999: Tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc (Korean Red Ginseng Corp – KGC) tiếp nhận và sở hữu thương hiệu Cheong Kwan Jang.
2018: Cheong Kwan Jang vinh dự nhận giải thưởng Thương hiệu Hồng sâm Số 1 Thế giới do Tập đoàn nghiên cứu thị trường EuroMonitor trao tặng.
Hồng sâm Cheong Kwan Jang chính hãng làm từ những củ nhâm sâm đủ 6 tuổi để cho ra những sản phẩm mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Để trồng được nhân sâm chất lượng, những mảnh đất tự nhiên nhất và màu mỡ nhất được lựa chọn. Các chuyên gia và nhà nghiên cứu mất 2 năm kiểm tra thổ nhưỡng và thử nghiệm canh tác trước khi chính thức bước vào giai đoạn trồng trọt 6 năm với hơn 290 hạng mục kiểm tra chất lượng. Như vậy, để có được 1 thành phẩm “Sâm Chính Phủ” phải mất gần chục năm đầu tư.
Phải nói thêm, cho đến khi thu hoạch, khoảng 45% nhân sâm bị chết. Và đây cũng là nguyên nhân khiến Sâm Chính Phủ, do trồng đủ 6 năm, có giá thành cao hơn hẳn nhiều thương hiệu hồng sâm khác trên thị trường.
Hồng sâm Cheong Kwan Jang – Món quà tiêu biểu của Hàn Quốc dành tặng quốc khách
Đây là tặng phẩm dành cho Giáo Hoàng John Paul II, Nữ Hoàng Elizabeth II, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, Giáo Hoàng Pope Francis, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,…
Hồng sâm Cheong Kwan Jang – Món quà sức khỏe đầy ý nghĩa cho mọi gia đình
Đa dạng các sản phẩm chế biến từ nhân sâm, đây chắc chắn là món quà Tết thượng hạng và ý nghĩa cho mọi gia đình dịp Tết sum vầy.
“Sứ mệnh của Cheong Kwan Jang là nâng cao chất lượng cuộc sống của khách hàng mỗi ngày thông qua các dòng sản phẩm Hồng sâm Hàn Quốc sản xuất từ những củ nhân sâm được thu hoạch và lựa chọn kỹ lưỡng nhất. Trao đến khách hàng tất cả những gì tốt nhất, để họ có thể đối mặt với mọi thử thách trong cuộc sống”.
Theo: KGC VN